Cách sửa vợt cầu lông bị gãy khung | Phục hồi thanh kiếm của bạn

0
251
Cách sửa vợt cầu lông bị gãy khung

Trong quá trình thi đấu và sử dụng hay ngay cả khi để trong bao hay balo không đúng cách thì vợt cầu lông có nguy cơ gãy rất cao. Nếu như rơi vào trường hợp trên mà bạn vẫn muốn phục hồi thanh kiếm yêu quý của mình thì hãy đọc bài viết ngay dưới đây của để hiểu về quá trình hoàn thiện một cây vợt nhé

Cách sửa vợt cầu lông bị gãy khung

1. Nguyên nhân khiến vợt cầu lông bị gãy khung

Vợt cầu lông bị gãy khung là trường hợp khó tránh khỏi khi chơi cầu lông, đặc biệt là chơi dưới cường độ cao. Có rất nhiều nguyên nhân khiến vợt bị gãy. Tuy nhiên, chủ yếu là do những nguyên nhân như sau

  • Vợt cầu lông bị gãy khung do vợt chạm vào nhau, vợt đập vào cạnh quả cầu.
  • Nhiều cây vợt cầu lông bị đè nén khi vận chuyển.
  • vợt cầu lông bị gãy khung do liên tục căng dây vợt với sức căng lớn.

Cách sửa vợt cầu lông bị gãy khung

Hầu hết những người chơi cầu lông đều lo lắng khi vợt cầu lông bị nứt, gãy. Nhiều người băn khoăn không biết vợt cầu lông gãy thì có hàn được không, nhất là đó là cây bảo kiếm yêu thích của mình, bạn muốn tiếp tục sử dụng hay đơn giản là giữ cây vợt trong bộ sưu tập của mình, mang vợt đến những cơ sở uy tín hàn là giải pháp tối ưu. Tất nhiên, vợt bị nứt, gãy hoàn toàn có thể hàn được bằng phương pháp tiên tiến, công nghệ cao cấp. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những đơn vị hàn vợt uy tín, chính hãng để yên tâm nhất về chất lượng

Cách sửa vợt cầu lông bị gãy khung

2. Phương pháp hàn bằng Carbon – Cách sửa vợt cầu lông bị gãy khung

Phương pháp hàn bằng Carbon chính là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi vợt cầu lông gãy có hàn được không. Đây là phương pháp hàn với công nghệ mới.

Những lá carbon mỏng được nghiên cứu để quấn quanh khu vực vợt bị gãy. Những lá carbon được nung chảy thông qua tác động nhiệt lực cao, khiến những phân tử liên kết lại với nhau một lần nữa.

Phương pháp hàn nhiệt này khiến trọng lượng vợt tăng lên không đáng kể, chỉ khoảng 0.8g. Cây vợt sau khi được hàn không bị ảnh hưởng nhiều đến độ ổn định của khung vợt, giúp vợt có được độ cân bằng tốt nhất. Tuy nhiên, hãy căng lưới với sức căng thấp hơn những lần căng trước sau khi hàn vợt nhé. Sau khi đảm bảo chất lượn phần cốt, khung, vợt sẽ được sơn lại đảm bảo cây vợt diện mạo hoàn hảo sau khi tái bản. Nước sơn được chăm chút để viết hàn sẽ được sơn lại một cách tự nhiên nhất, mang đến 95% về chất lượng và thẩm mĩ so với ban đầu

vợt cầu lông bị gãy khung hoàn thiện

3. Bảo quản để hạn chế vợt cầu lông bị gãy khung

  • Kiểm tra khung vợt thường xuyên để đảm bảo khung vợt vẫn an toàn. Bởi khung vợt là vị trí thường xuyên xảy ra các va chạm, nhất là tình trạng va chạm giữa vợt và sân.
  • Vết nứt, gãy trên vợt cầu lông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tùy thuộc vào kích cỡ và độ sâu của vết nứt mà xác định tình trạng có nghiêm trọng hay không. Khung dễ bị gãy hoặc biến dạng do độ căng từ các dây đan, hoạt động trở nên yếu hơn.

Cách sửa vợt cầu lông bị gãy khung

  • Để bảo vệ khung vợt cầu lông, không căng dây quá số cân: Mỗi cây vợt đều quy định mức độ căng dây. Người chơi không nên căng dây quá mức quy định. Bởi điều đó dễ bị sập khung vợt và gây hỏng vợt.
  • Trong quá trình sử dụng, khung vợt cầu lông bị méo, nứt, gãy rất dễ xảy ra do tình trạng va chạm trong cuộc đấu. Không chỉ vậy, nếu người chơi không biết cách bảo quản đúng cách, vợt cũng không thể duy trì tuổi thọ vốn có của nó.
  • Mức căng tối đa của vợt sau khì hàn là 10-10.5kg.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây